Ngôn ngữ Peranakan

"Tjhit Liap Seng" (1886) được viết bởi Lie Kim Hok được coi là nhà văn người Trung Quốc gốc Makay đầu tiên viết tiểu thuyết tình yêu.

Ngôn ngữ của Peranakan, Baba Malay, là một ngôn ngữ Creole, là sự kết hợp của hai tiếng: tiếng Mã Laitiếng Mân. Baba Malay là một ngôn ngữ chết, nó chỉ được sử dụng một cách giới hạn bởi những người thuộc thế hệ Peranakan cũ.

Bây giờ, tiếng Baba Malay thường được sử dụng chủ yếu bởi những người sống ở eo biển Malacca, nhưng họ không thể sử dụng y nguyên mà phải mượn một số từ của tiếng Mã Lai. Giống như vậy, những người ở bang Kelantan, bờ đông bắc của bán đảo Mã Lai cũng có một tiếng Baba Malay "phiên bản tiếng Mân', thậm chí họ còn biết cả tiếng Thái và sáng tạo ra tiếng "Kalantan Malay". Tương tự như vậy, những người ở bang Terengganu sát bên cũng sáng tạo ra tiếng "Terengganu Malay".

Tiếng Baba Malay ở Penang chịu ảnh hưởng của phương ngữ "Hokkien", và ở đó họ gọi tiếng Baba Malay là tiếng Mân Penang.

Tại Indonesia, tiếng Baba Malay là sự kết hợp của tiếng Indonesia, tiếng Javatiếng Mân. Những người nói tiếng Baba Malay có thể tìm thấy rải rác ở những khu vực như: phía bắc, tây và miền trung của đảo Java. Thậm chí, một bang lớn và sầm uất như Yogyakarta cũng có rất người nói tiếng Baba Malay.

Những thế hệ Peranakan trẻ cũng có thể nói được tiếng Baba Malay, nhưng vẫn còn nhiều giới hạn. Ngày nay, nhiều đứa trẻ Peranakan không quan tâm, thậm chí là không biết về ngôn ngữ truyền thống của mình khiến cho nó chìm vào quên lãng. Do đó đã có sự khác biệt giữa cách dùng ngôn ngữ của chúng, đó là tiếng Baba Malay dần bị thay thế bằng những ngôn ngữ khác như tiếng Quan Thoạitiếng Anh.